Bước tới nội dung

Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ – Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ – Việt Nam
Bản đồ vị trí Turkey và Vietnam

Thổ Nhĩ Kỳ

Việt Nam

Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam hay quan hệ Việt – Thổ là mối quan hệ song phương chính thức giữa Thổ Nhĩ KỳViệt Nam. Thổ Nhĩ Kỳ có một Đại sứ quán ở Hà Nội và Việt Nam có một Đại sứ quán ở Ankara và một một văn phòng thương mại tại Istanbul.

Quan hệ lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong khi mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam ít được biết đến so với các quốc gia khác tại châu Á, Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt vào thế kỷ 13 được cho là có sự hiện diện một số lượng lớn các chiến binh Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Tư chiến đấu trong chiến tranh. Nhiều người trong số họ đã bị tiêu diệt hoàn toàn trong cả ba cuộc xâm lược thất bại vào Việt Nam, đánh dấu sự liên hệ đầu tiên giữa người Việt và người Thổ Nhĩ Kỳ.[1][2] Sau các cuộc xâm lược thất bại, người Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng đã di cư đến Tiểu Á và lập ra Đế chế Ottoman, và hai quốc gia không có mối quan hệ chính thức cho đến thế kỷ 20.

Chiến tranh Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam đã ghi dấu ấn tại Thổ Nhĩ Kỳ vào những năm 1960 bởi cuộc Chiến tranh Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ với tư cách thành viên NATO đã được yêu cầu đưa quân đội tham chiến hỗ trợ các đồng minh Nam Việt NamHoa Kỳ chống lại sự bành trướng của cộng sản. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ sau đó đã từ chối lời đề nghị và củng cố, tiếp cận quan hệ Việt Nam hơn.[3] Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam không có bước tiến triển cho đến khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Quan hệ hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong khi Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập quan hệ vào năm 1978, phải đến thập niên 1990, Việt Nam mới trở thành đối tác kinh tế và chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ trong ASEAN. Cả hai quốc gia đều là những nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, là một phần của Next Eleven và CIVETS, do đó có được sự uy tín và nhận được đầu tư và thương mại lớn.[4]

Đối với Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ được coi là cửa ngõ vào thị trường Trung Đông, điều này càng thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước.[5] Năm 2017, thủ tướng Binali Yıldırım đã có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam để tăng cường hợp tác kinh tế và chính trị giữa hai nước.[6]

Có một cộng đồng nhỏ dân tộc Chăm ở Thổ Nhĩ Kỳ, chủ yếu là người tị nạn chạy trốn sau Chiến tranh Việt Nam.

  • Người Việt ở Thổ Nhĩ Kỳ

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “The Steppe - The era of Turkish predominance, 550–1200”. Encyclopedia Britannica. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2019.
  2. ^ Bulliet, Richard; Crossley, Pamela; Headrick, Daniel; Hirsch, Steven; Johnson, Lyman (ngày 1 tháng 1 năm 2014). “The Earth and Its Peoples, Brief: A Global History”. Cengage Learning. tr. 283. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2019 – qua Google Books.
  3. ^ “NATO AIlies Differ On Vietnam Policies”. Nytimes.com. ngày 2 tháng 3 năm 1964. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2019.
  4. ^ “Vietnam-Turkey relations”. Asianpacificcenter.org. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2019.
  5. ^ “40-year Vietnam-Turkey diplomatic ties: cooperation for development”. Englsih.vov.vn. ngày 8 tháng 6 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2019.
  6. ^ “Vietnam looks to double two-way trade with Turkey by 2020 - Vietnam looks to double two-way trade with Turkey by 2020 - News from Saigon Times”. English.thesaigontimes.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]